Tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Chín công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chuẩn y Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công an tỉnh - giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nhiệm kỳ 2020-2025.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng được chuẩn y làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Trước đó, ngày 22/7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, giới thiệu nhân sự để HĐND tỉnh bầu Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Chín công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý giới thiệu Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam để bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Kết quả, 100% Tỉnh ủy viên có mặt đã bỏ phiếu thống nhất bầu ông Nguyễn Đức Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ 2020-2025.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng (57 tuổi), quê xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (nay là phường Phổ Văn, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi); trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chuyên ngành tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân); trình độ lý luận chính trị: Cao cấp.
Trước khi được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Nguyễn Đức Dũng từng trải qua các chức vụ: Phó Trưởng phòng An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Nam; Phó trưởng Công an huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; Trưởng phòng Bảo vệ chính trị; Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Quảng Nam; Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam; Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.
Từ tháng 3/2020, ông được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII) chuẩn y chức danh Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, nhiệm kỳ 2015-2020; Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2024, ông Nguyễn Đức Dũng là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.
THANH BA" alt=""/>Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng được chuẩn y làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng NamTrong phát biểu tại khai mạc vòng chung kết, ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhận xét, đây là một cuộc thi trực tiếp hỗ trợ trẻ em được sâu sát với thực tế, là một sân chơi lành mạnh, thúc đẩy phát triển tư duy sáng tạo ý tưởng xây dựng trò chơi trực tuyến giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên để phòng tránh xâm hại trẻ em và sử dụng CNTT an toàn.
Cuộc thi giúp thúc đẩy nhận thức của cộng đồng về bảo vệ trẻ em trên môi trường trực tuyến và ngoại tuyến, góp phần tạo tiền đề cho các sản phẩm game “Make in Vietnam” hỗ trợ bảo vệ trẻ em, cũng như giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
“Cục An toàn thông tin mong rằng công tác về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng sẽ tiếp tục được lan tỏa nhiều hơn nữa. Mong rằng các chuyên gia, nhà sáng tạo game, các doanh nghiệp sẽ quan tâm và phát triển những nội dung game trí tuệ, giúp nâng cao kiến thức. Và mong rằng toàn xã hội, các tổ chức và phụ huynh sẽ luôn quan tâm, theo sát hỗ trợ các em có một môi trường mạng hoạt động an toàn, lành mạnh và đầy sáng tạo”, ông Nguyễn Đức Tuân chia sẻ.
Được phát động từ ngày 8/9, sau 3 tháng, đã có gần 95.000 lượt tiếp cận cuộc thi qua kênh chính thức. Ban tổ chức đã nhận được 40 bài dự thi của tác giả và nhóm tác giả với độ tuổi và vùng miền khác nhau. 20 bài thi đã được chọn tham gia vòng bình chọn, được đăng tải công khai trên website chính thức của cuộc thi tại địa chỉ sangtaogame.tongdailll.vn để nhận bình chọn từ cộng đồng mạng.
Các bài dự thi cũng được Ban Giám khảo chấm điểm theo 4 tiêu chí: Tổng thể - Thiết kế - Nội dung - Sáng tạo. Dựa trên điểm bình chọn và điểm của Ban Giám khảo, 10 bài thi xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết.
Trong vòng thi chung kết, 3 tác giả và nhóm tác giả xuất sắc nhất cuộc thi Sáng tạo ý tưởng trò chơi về bảo vệ trẻ em đã thuyết trình ý tưởng game của mình và giải đáp thắc mắc của Ban giám khảo.
Kết quả chung cuộc, giải Nhất thuộc về nhóm GTEAM gồm 3 thành viên với tác phẩm “Thủ lĩnh tương lai”. Đặc biệt, ý tưởng của nhóm sẽ được Công ty cổ phần trực tuyến GOSU hỗ trợ hoàn thiện và phát triển ý tưởng thành một sản phẩm game hoàn chỉnh, có thể đưa ra thị trường. Nhóm tác giả của ý tưởng sẽ được gắn tên cùng sản phẩm và hưởng lợi từ việc phát hành sản phẩm.
Thí sinh Nguyễn Thị Hằng với tác phẩm “Trạng Nguyên Tiếng Việt” và tập thể C4C với tác phẩm “Cyberland” cùng nhận giải Nhì. Ban tổ chức đã công bố và trao 1 giải tác giả nhỏ tuổi nhất, 3 giải Ba và 3 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả.
Phát biểu tại lễ trao giải, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết, Ban tổ chức mong rằng sau cuộc thi này một số ý tưởng trò chơi sẽ được hiện thực hóa, phát triển thành game và thu hút được sự tham gia của đông đảo mọi người.
“Chúng tôi cũng hy vọng sẽ tạo ra một làn sóng về trò chơi trực tuyến lành mạnh, hấp dẫn, quan tâm đến việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trong đời thực cũng như trên không gian mạng. Mong muốn của những người tổ chức cuộc thi này là làm sao để cha mẹ, thầy cô giáo, những người chăm sóc trẻ em và chính trẻ em sẽ tham gia các trò chơi với tính chất chơi để học, học như chơi”, ông Đặng Hoa Nam chia sẻ.
" alt=""/>Sẽ có game Make in Vietnam về bảo vệ trẻ emTheo phản ánh của các giáo viên hợp đồng, trong đợt xét tuyển viên chức giáo viên mầm non ngày 19/5 vừa qua, UBND thị xã Bỉm Sơn không ưu tiên cho họ trong khi những giáo viên khác chỉ đang hợp đồng trường, học trung cấp lại được xét tuyển vào viên chức.
![]() |
Nhiều giáo viên mầm non hợp đồng 60 của tỉnh không được ưu tiên xét tuyển viên chức |
Một giáo viên ở trường mầm non Lam Sơn (phường Lam Sơn) cho biết, hầu hết các cô đã làm nghề từ năm 2013 – 2014 đến nay và có bằng đại học chính quy. Năm 2015, toàn thị xã có 42 suất được xét viên chức. Trong số này có 19 trường hợp chưa đủ năm công tác nên phải lui lại và được UBND tỉnh ký thoả thuận “hợp đồng 60”.
Ngày 26/3/2018, UBND thị xã Bỉm Sơn có công văn số 529 về phương án xét tuyển viên chức bậc học mầm non công lập năm 2018.
Theo đó, số lượng cần tuyển là 52 người (46 giáo viên mầm non, 6 nhân viên hành chính kiêm kế toán). Phương thức xét tuyển ưu tiên theo trình độ từ cao xuống thấp, nhưng lại bỏ qua những giáo viên hợp đồng lâu năm trước đó.
Một giáo viên trong số đó cho rằng:“Chúng tôi không được ưu tiên xét biên chế. Xét tuyển thì theo hình thức phỏng vấn cộng với điểm học tập như vậy là không công bằng”.
Tìm hiểu, trong danh sách kết quả xét tuyển viên chức đợt 19/5 vùa qua có 46 người đậu, trong đó chỉ có 8 trường hợp là đại học sư phạm chính quy; 8 đại học tại chức; hầu hết còn lại là các trường trung cấp.
![]() |
Kết quả trúng tuyển đợt tuyển viên chức |
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Duy, Trưởng phòng Giáo dục thị xã Bỉm Sơn cho biết, trước khi tổ chức xét tuyển, thị xã đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc xin xét tuyển và xét tuyển đặc cách viên chức bậc học mầm non.
Ngay sau đó, tỉnh Thanh Hóa có văn bản trả lời hình thức tuyển dụng xét tuyển, không có đặc cách. Từ đó, thị xã đã xây dựng phương án xét tuyển ưu tiên trình độ từ cao xuống thấp.
![]() |
Trưởng phòng Giáo dục thị xã Bỉm Sơn: "Các cô không được ưu tiên là thiệt thòi" |
“Khi tham mưu xây dựng phương án, tôi có đề cập đến việc ưu tiên đối với những trường hợp “hợp đồng 60 của tỉnh” nhưng không được. Các cô đã cống hiến lâu năm, không được ưu tiên là quá thiệt thòi”, ông Duy nói.
Ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn cho biết, thị xã cũng đã rất quan tâm tới các trường hợp này. Tuy nhiên, Bỉm Sơn căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật để xét tuyển.
" alt=""/>Thanh Hóa: Xét viên chức mầm non, hợp đồng lâu năm bị ‘lãng quên